Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Taycan là dòng xe thể thao chạy điện thương mại đầu tiên của Porsche nhưng nó không phải là chiếc xe điện đầu tiên được chế tạo bởi một ai đó liên quan đến Porsche. Năm 1898, nhà sáng lập hãng xe Porsche - Ferdinand Porsche đã trang bị cho chiếc Egger-Lohner C.2 Phaeton của ông một động cơ điện hình bát giác và có tốc độ tối đa đạt 25 km/h. Tiếp đó là sự xuất hiện của chiếc Lohner-Porsche Electromobile - thế hệ tiếp nối của mẫu Phaeton, và chiếc Semper Vivus trong năm 1900. Mặc dù đạt được một số thành công ban đầu nhưng với công suất thấp cùng việc thiếu cơ sở hạ tầng điện đã khiến những thử nghiệm này thất bại.

Chiếc xe điện hiện đại của hãng giờ đã có những điều kiện tốt hơn. Phiên bản Taycan Turbo S có công suất lên đến 750 mã lực cùng mạng lưới các trạm sạc điện rộng khắp. Ở Bắc Mỹ, các trạm sạc cho Taycan là một phần trong chương trình ​​của Volkswagen có tên Electrify America với hơn 300 địa điểm trên khắp các tuyến đường cao tốc. Porsche cho biết họ sẽ chi hơn 6 tỷ Euro để đầu tư cho công nghệ di động điện đến năm 2022. Đồng thời, thương hiệu xe thể thao Đức đang tập trung để sản xuất chiếc sedan chạy điện mà hãng đã phát triển trong 4 năm qua: nhà máy sản xuất mới trị giá 700 triệu Euro được khánh thành hôm 9/9 sẽ là nơi cho ra đời những chiếc Taycan và biến thể CUV của nó, Taycan Cross Turismo.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Nhà máy mới chính thức đi vào hoạt động đã tạo thêm 2.000 việc làm cho lượng nhân lực hơn 30.000 người của hãng và hơn 12.000 nhân viên làm việc tại khu phức hợp Stuttgart-Zuffenhausen. Nhà máy lắp ráp Taycan rộng 62.000 m2 hiện là khu nhà lớn nhất trong khuôn viên của Zuffenhausen.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Porsche bán 6 mẫu xe khác nhau ở Mỹ và Taycan là mẫu xe duy nhất chạy bằng điện thuần túy. Klaus Zellmer, CEO Porsche Bắc Mỹ, cho biết tất cả các mẫu xe khác của hãng sẽ có thêm các tùy chọn bổ trợ động cơ điện trong thời gian tới, thậm chí cả dòng xe thể thao 911 mang tính biểu tượng.


Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Taycan có thể được sạc thông qua dòng điện xoay chiều (AC) lên đến 11kW với một ổ cắm điện đơn giản tại nhà. Đến các trạm sạc, khách hàng có thể sử dụng công nghệ sạc 800V cho phép sạc với dòng điện một chiều (DC). Trong vòng 5 phút sạc, chiếc xe có thể chạy thêm quãng đường 100 km. Bên cạnh đó, cụm pin có thể được sạc đầy trong hơn 20 phút tại các trạm điện cao thế 800V. Tổng phạm vi hoạt động của Taycan trên một lần sạc đầy sẽ thay đổi tùy theo điều kiện đường, ở điều kiện tốt nhất chiếc xe có thể đi được khoảng 451 km.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Nhân viên giám sát màn hình điều khiển bên cạnh Taycan. Porsche cho biết họ sẽ đầu tư hơn 6 tỷ Euro đến năm 2022 cho công nghệ di động điện, phương tiện cùng cở sở sản xuất mới, đồng thời mang đến nhiều cơ hội làm việc hơn tại Porsche.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Với Taycan, Porsche sử dụng hệ thống phương tiện được hướng dẫn tự động thay vì băng chuyền truyền thống để vận chuyển các bộ phận và thành phẩm giữa các trạm sản xuất. Điều này sẽ giúp các yêu cầu đặc biệt và cá nhân hóa của khách hàng dễ dàng thực hiện hơn đối với từng chiếc xe, hơn nữa còn đơn giản hóa kiến ​​trúc của nhà máy để dễ dàng sắp xếp lại khi cần thiết.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Vì không có khí thải, nên tất nhiên Taycan sẽ được sản xuất ở môi trường carbon trung tính tại nhà máy mới, nơi sử dụng điện tự nhiên và khí sinh học để tạo nhiệt bên trong các tòa nhà. Porsche cũng sử dụng xe điện để hỗ trợ sản xuất, đồng thời nhà xưởng cũng có phần mái che thân thiện với đặc tính sinh học của những tán lá và cây xanh xung quanh.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một nhân viên đang thực hiện kiểm tra kiểm soát chất lượng dưới nắp capô. Hơn 4 năm kể từ khi dự án Mission E của Porsche ra mắt và nhà máy mới đi vào hoạt động chưa đầy 5 tháng, nó đã bắt đầu cho xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên. Hơn 2.050 công nhân xây dựng đã làm việc trên công trường vào thời gian cao điểm, bao gồm cả 150 nhân viên kế hoạch và quản lý nhà xưởng, 30 người điều khiển dự án và 10 người quản lý dự án từ bộ phận chế tạo của Porsche. Tổng cộng có 130 công ty và nhà cung cấp đã cùng tham gia vào việc tạo ra không gian nhộn nhịp này.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Hệ thống dây điện và cầu chì trước khi bảng điều khiển được lắp đặt. Sau khi hoàn thành, chiếc xe trông rất đơn giản ở bên ngoài nhưng lại nắm giữ các công nghệ phức tạp bên trong. Sau vô lăng là một màn hình lớn có thể thay đổi cấu hình để hiển thị 3 trong số 5 đồng hồ đo truyền thống cho biết tốc độ, vòng quay động cơ và chế độ lái của xe. Phần còn lại của bảng điều khiển trung tâm với màn hình cảm ứng để điều chỉnh âm thanh, điều hòa, điều hướng, camera bên ngoài, ghế sưởi và các hệ thống giải trí, tiện ích khác.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Phần thân vỏ của Taycan dừng lại để quét chất lượng với sự trợ giúp của máy tính. Hơn 35.000 tấn thép đã được sử dụng để xây dựng nhà máy mới, đủ để chế tạo 140.000 chiếc Porsche 911. Taycan nặng 2.310 kg, nhẹ hơn Audi E-Tron sắp ra mắt nhưng nhỉnh hơn một chút so với Tesla Model S.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Cánh tay robot đang lắp đặt các cửa xe. Nhà máy sản xuất Taycan nằm nép mình ở Zuffenhausen, một nơi rất quan trọng đối với các tín đồ của Porsche: công ty đã sản xuất chiếc 356 đầu tiên của mình tại đây vào ngày 6/4/1950 và 1.000 chiếc tiếp theo được xuất xưởng 1 năm sau đó, theo tài liệu lưu trữ của hãng. Ban đầu, Ferry Porsche ước tính ông sẽ chỉ tạo được một loạt 500 chiếc nhưng ở thời điểm sản xuất kết thúc vào năm 1965, khoảng 78.000 chiếc Porsche 356 đã được chế tạo, qua đó đặt nền tảng cho siêu xe 911 biểu trượng và nhiều thập kỷ sau đó là chiếc Macan bán chạy nhất. 

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Logo của Porsche được khắc trên các kẹp phanh. Taycan sử dụng hệ thống phanh tái tạo năng lượng mạnh mẽ giúp sạc lại một phần pin khi người lái nhấn bàn đạp phanh. Các kỹ sư Porsche ước tính rằng những người lái xe Taycan sẽ thu được khoảng 90% năng lượng pin qua việc phanh xe nhờ chức năng tái tạo. Những chiếc phanh đó rất lớn, phiên bản Taycan Turbo sở hữu các rôtơ phanh bằng thép thông thường có kích thước 16,4-inch ở phía trước và 14,4-inch ở phía sau. Ngoài ra, phanh gốm carbon tiêu chuẩn trên Taycan Turbo S và là tùy chọn trên phiên bản
Taycan Turbo có kích thước khoảng 16,5-inch ở phía trước và 16,1-inch ở phía sau. Cả hai tùy chọn phanh đều sử dụng 10 piston cho bộ kẹp phanh trước và 4 piston cho bộ kẹp phanh sau.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Robot vận chuyển tự động mang theo trục trước và sau. Phiên bản Taycan Turbo S và Turbo đều có hai động cơ điện, một ở trục trước và một nằm ở phía sau (hệ dẫn động tất cả các bánh). Hơn nữa, Taycan còn sở hữu hộp số 2 cấp đầu tiên trong ngành được lắp đặt ở trục sau. Số đầu tiên hỗ trợ khả năng tăng tốc và cho cảm giác mạnh mẽ hơn ngay từ khi khởi động. Số thứ hai cho hiệu suất tốt hơn đồng thời duy trì sức mạnh khi xe đang chạy ở tốc độ cao.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một chiếc Taycan nằm trên khung được nâng cao theo dây chuyền sản xuất. Bộ sạc điện cao thế Performance Battery Plus được đặt ở dưới gầm xe, giúp xe có trọng tâm thấp hơn. Theo Porsche, nơi để pin là thành phần chịu tải trong cấu trúc thân xe, cho phép lưu trữ các bộ phận làm mát và các bộ phận điện tử để bảo vệ chúng khỏi thời tiết khắc nghiệt cùng những điều kiện đường xá phức tạp. Taycan là chiếc xe sản xuất đầu tiên có tổng điện áp hệ thống là 800V so với khoảng 400V trên các mẫu xe điện khác.


Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Những chiếc camera được gắn trên cánh tay robot để thực hiện quét kiểm soát chất lượng hàn thân vỏ của Taycan. Các đường nét thân xe được thiết kế đơn giản nhưng mượt mà với các yếu tố tạo hình được xác lập bởi đường viền mái thể thao dốc xuống phía sau. Các nhà thiết kế của Porsche gọi hiệu ứng này là "đường bay". Hai bên hông được điêu khắc nhẹ nhàng ôm lấy khoang cabin mượt mà đồng thời định hình thân xe. Đuôi xe sắc sảo với cụm đèn hậu liền mạch cùng dòng chữ Porsche được tích hợp phía trên.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một nhân viên kiểm tra Taycan ở đường hầm ánh sáng bên trong nhà máy. Porsche cung cấp 10 màu sơn khác nhau, với 9 biến thể nội thất, trong 3 chủ đề màu sắc. Các màu sơn gồm trắng, đen, đen ánh kim, xám ánh kim, trắng ánh kim, xanh ánh kim, xanh dương bạc, xanh dương đậm, bạc ánh kim và đỏ carmine. Mỗi màu đều là một tùy chọn miễn phí ngoại trừ màu đỏ carmine, có giá thêm 3.150 USD. 

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một chiếc Taycan bên trong đường hầm ánh sáng trong quá trình kiểm tra chất lượng trên dây chuyền lắp ráp. Theo Porsche, phiên bản Turbo S công suất 750 mã lực có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,6 giây và tốc độ tối đa đạt 261 km/h. Phiên bản Turbo rẻ hơn có công suất 670 mã lực và tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3 giây. Hệ thống kiểm soát khởi động Launch Control cho phép tăng tốc tối đa nhanh chóng từ vị trí đứng yên là một tính năng tiêu chuẩn trên Taycan.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một chiếc Taycan trong khu vực thử nghiệm offroad của dây chuyền lắp ráp. Với hơn 30.000 đơn đặt hàng, ban đầu Porsche đã lên kế hoạch sản xuất 20.000 chiếc mỗi năm nhưng theo các thông tin gần đây từ công ty cho biết, họ sẽ thuê thêm nhân viên và đẩy mạnh sản xuất Taycan sau khi thấy nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngay cả khi đã tuyên bố chính thức về việc chậm trễ trong quá trình sản xuất trước đó.

Bên trong nhà máy sản xuất Porsche Taycan

Một chiếc Porsche Taycan được lái trên sân khấu trong buổi lễ xuất xưởng chính thức vào ngày 9/9/2019, đánh dấu bước khởi đầu sản xuất tại nhà máy mới của Porsche ở Stuttgart. Hiện Taycan đang được bán với thời gian giao hàng ấn định là vào tháng 3/2020, với mức giá khởi điểm 153.510 USD cho bản Turbo và 187.610 USD cho bản Turbo S. Bên cạnh đó, phiên bản Taycan 4S vừa được giới thiệu với bộ sạc Performance Battery có giá 103.800 USD, trong khi biến thể trang bị bộ sạc Performance Battery Plus sẽ có giá 110.380 USD.

Chia sẻ bài đăng
Thăm Quan