Xe 2 cầu là gì? Đặc điểm nổi bật của xe 2 cầu?

Với tâm lý yêu thích các dòng xe được trang bị các hệ thống hiện đại và tân tiến, nhiều người dùng đã không ngần ngại chi mạnh tay để lựa chọn những phiên bản cao cấp hơn bao gồm cả hệ thống dẫn động 2 cầu. Vậy hệ thống này là gì, hay xe 2 cầu là gì? Xe 2 cầu có những đặc điểm nổi bật nào?

Xe 2 cầu là gì? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà nhiều người sử dụng ô tô đều đã nghe đến. Để thực sự hiểu rõ về loại xe nay, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về cầu xe.

Khái niệm về cầu xe

Cầu xe là một bộ phận nằm giữa trục bánh xe, có dạng hình cầu, nối hai trục của bánh xe trước (hoặc bánh xe sau) của ô tô. Đây là bộ phận quan trọng giúp xe có thể vận hành một cách bình thường.

Hình ảnh mô tả kết cấu của xe 2 cầu

Cầu xe chứa một hệ thống bánh răng được gọi là bộ vi sai. Về cấu tạo cơ bản, bộ vi sai là một hệ thống các bánh răng nằm trên trục nối hai bánh xe, nhận mô-men xoắn từ trục truyền động và phân chia ra từng bánh xe, nối với động cơ thông qua một chiếc ống hình trụ. Khi động cơ vận hành, láp dọc quay và tác động lực đến bộ vi sai để giúp bánh xe chuyển động.

Bộ vi sai giúp các bánh xe quay với các tốc độ khác nhau nhằm tạo ra một sự cân bằng và ổn định cho xe, đặc biệt là giúp giảm thiểu tình trạng rung lắc thân xe hay thậm chí là lật xe khi vào cua.

Do vậy, bộ vi sai của cầu xe có vai trò rất quan trọng trong việc giúp xe ô tô chuyển động một cách ổn định.

Xe 2 cầu là gì?

Xe 2 cầu hay còn gọi là xe dẫn động 4 bánh, xe 4 bánh phát động, xe 4x4, là một dạng mà cả 4 bánh đều nhận được lực dẫn động từ động cơ. Hệ dẫn động 2 cầu thường có mặt trên các dòng xe tải, bán tải, SUV cỡ lớn. Xe hai cầu được chia thành 2 loại:

Xe hai cầu bán thời gian (4WD)


Với những người đam mê khám phá hoặc thường xuyên di chuyển trên những cung đường gồ ghề thì hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian (xe hai cầu bán thời gian 4WD) là lựa chọn hàng đầu.

Kết cấu này đòi hỏi người cầm lái phải tự thao tác gài cầu bằng tay, nhờ đó có thể chủ động trong việc sử dụng chế độ 4WD cho những đoạn đường có địa thế gồ ghề và trả về 2WD với các đoạn đường bằng phẳng nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra xe còn được trang bị thêm hộp số phụ nhằm tối ưu hóa khả năng phân phối sức mạnh từ động cơ đến các bánh xe.

Các mẫu xe ô tô 2 cầu bán thời gian thường có thiết kế gầm cao hơn, góc thoát trước/sau cao để dễ dàng vượt qua các cung đường đèo dốc và nhiều dạng địa hình phức tạp.

Xe hai cầu toàn thời gian (AWD)

Khác với xe hai cầu bán thời gian yêu cầu người cầm lái phải tự thao tác gài cầu bằng tay, xe hai cầu toàn thời gian lại vận hành một cách hoàn toàn tự động.

Subaru Forester là xe hai cầu toàn thời gian

Hệ thống này có khả năng tự động điều chỉnh lực kéo đến cầu trước hoặc sau hoặc cả hai và luôn luôn đưa mô-men xoắn đến tất cả các bánh ở mọi thời điểm nhằm tăng hiệu suất vận hành trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết.

Trong trường hợp phát hiện một trong hai bánh trượt dài trên đường; hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lực kéo sang cho trục còn lại, giúp xe có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn khi chạy off-road.

Xe 2 cầu toàn thời gian có mức tiêu hao nhiên liệu khá hợp lý so với các loại dẫn động khác. Thêm vào đó, do nhỏ gọn trong thiết kế nên các nhà sản xuất không cần đưa gầm xe lên cao. Ngoài ra, xe hai cầu toàn thời gian hoạt động hoàn toàn tự động nên người cầm lái có thể yên tâm điều khiển ở mọi địa hình.

Đặc điểm nổi bật của xe 2 cầu

Vậy những ưu điểm nổi bật của xe 2 cầu là gì? Xe hai cầu có khả năng vận hành linh hoạt, cơ động nhất là đối với những cung đường hiểm trở, đèo dốc. Ngoài ra, việc vận hành, tăng tốc mạnh mẽ còn mang lại cảm giác lái phấn khích và thú vị, với độ bám đường ấn tượng, đặc biệt là khi vượt qua những khúc cua, qua đó mang lại sự an toàn trên mọi hành trình. Bánh xe của xe 2 cầu cũng hoạt động bền bỉ hơn nhờ vào cơ cấu truyền lực phân bố đều từ động cơ.

Chia sẻ bài đăng
Tư Vấn